3 điều mẹ “bắt buộc” phải nhớ để con hết biếng ăn (t2)

Posted on at


Tại sao bé lại biếng ăn?

Không có bé nào sinh ra đã là “đứa trẻ biếng ăn” - biếng ăn không phải là bẩm sinh. Nếu bố mẹ cứ cố gắng bắt 1 em bé có thể trạng nhỏ nhỏ ăn nhiều lên cho lớn, thì có khi sẽ bị phản tác dụng. Vì thế, các mẹ nhớ nhé:

- Trong giai đoạn từ 2 - 5 tuổi, khẩu vị ăn uống của bé sẽ có xu hướng thất thường, không theo “chuẩn” mà mẹ từng biết do việc thèm ăn của bé giảm. Mặc dù thực đơn trong ngày của các bé giai đoạn này rất phong phú đa dạng, nhưng tổng năng lượng mà các bé thu nạp sẽ gần như không thay đổi.

Với những bé thể trạng khỏe mạnh thì sẽ lấy đủ và cân bằng tốt năng lượng từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Các bé có thể trạng nhỏ hay kém hấp thu thường có xu hướng bị cho ăn quá nhu cầu.

- Theo sự phát triển về tâm sinh lý, các bé sẽ có xu hướng muốn tự làm mọi việc, kể cả ăn uống. Việc ép buộc bé ăn sẽ đối lập với mong ước được “độc lập tự chủ”, và sẽ gây ra việc chống đối ăn của bé.

- Các bé cũng có tâm lý duy cực – nghĩa là không thích thứ gì mới, nhất là đồ ăn – và vì thế dễ khiến bố mẹ tưởng là bé kén ăn. Nhưng thật ra, nếu để các bé nếm thử và quen từ từ, không áp lực, thì các bé sẽ chấp nhận chúng.

- Việc cho bé uống quá nhiều đồ uống có đường (như sữa, nước quả,…) hoặc ăn đồ ngọt cũng khiến bé giảm nhu cầu ăn các thức ăn khác. Cho bé dùng các thực phẩm nhiều calo (ví dụ các loại sữa biếng ăn) thay thế cho thực phẩm thông thường cũng sẽ khiến cho quá trình tăng trưởng của bé bị ảnh hưởng. Cho bé ăn rải rác, bữa phụ quá gần bữa chính cũng là một nguyên nhân nữa khiến bé không đói khi cần phải ăn.

- Ở một vài bé, từ chối ăn lại là biểu hiện của việc muốn được quan tâm. Điều này thường xảy ra ở những bé mà bố mẹ không có liên kết tình cảm chặt chẽ với con. 


"Dụ" con cùng tham gia nấu nướng là một trong những cách giúp bé thích thú với bữa ăn hơn. (Ảnh minh họa theo pinterest)

Đã có những bằng chứng cho thấy là áp lực môi trường trong gia đình sẽ liên quan tới nhu cầu ăn uống của các bé, và thường là đối nghịch nhau (chẳng hạn nhà càng căng thẳng thì con càng ăn ít, bố mẹ càng thoải mái thì bé càng thích ăn).
- Hầu hết các bé đều có xu hướng bắt chước người khác, nên nếp ăn uống và lịch sinh hoạt của gia đình là những nhân tố chính ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của bé. Nếu trong gia đình có ai đó không ăn được một số món nhất định, thì các bé có thể cũng sẽ như vậy. Nhưng nếu không khí gia đình là khuyến khích ủng hộ thì các bé sẽ ăn uống tốt hơn, và chủng loại thức ăn cũng sẽ đa dạng hơn.

Không khí trong bữa ăn là yếu tố quan trọng trong hành vi ăn uống của các bé. Hướng dẫn và thấu hiểu sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực, ngược lại, nếu la hét và đòi hỏi thì chỉ có các kết quả tiêu cực mà thôi.

Những chỉ dẫn về cách ăn không phù hợp với độ tuổi của bé trong bữa ăn (ví dụ, con mới có "xíu xiu", nhai còn chưa chắc nhỏ mà đã bắt con phải khép chặt miệng khi ăn thì…) cũng ảnh hưởng tới việc ăn của các bé.


TAGS:


About the author

160