Thư của anh gửi em: Bí mật của sự thịnh vượng

Posted on at


Bí mật của sự thịnh vượng

Phần 1 Có cần thiết phải “Thịnh vượng”?

Gửi hai em Thu bờm và Vĩnh,

Sắp tới hai em sẽ chào đón một thành viên mới trong gia đình chúng ta, anh nhân dịp này viết vài dòng tâm sự hy vọng hai đứa có cái nhìn xa hơn về chặng đường trước mắt. Hy vọng những suy nghĩ cũng như trải nghiệm của anh có thể giúp hai đứa đưa ra định hướng rõ ràng hơn trong cuộc sống.

Anh nghĩ tại thời điểm này ngoài niềm hạnh phúc sắp chào đón cu Bi ra đời, hai em chắc ít hay nhiều đang ngổn ngang lo âu về các kế hoạch cho cuộc sống tương lai. Những ngổn ngang này chung quy lại bao gồm hai thứ : vật chất và tinh thần.

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể sở hữu cả hai yếu tố trên hay không, hay nói cách khác : Làm thế nào để trở thành “người hiệu quả”.

Người hiệu quả = Gia đình hạnh phúc + Giàu có + Địa vị trong xã hội

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là liệu chúng ta có cần thiết phải “THỊNH VƯỢNG” hay không? Vì nếu không cần phải “THỊNH VƯỢNG” thì chúng ta không nhất thiết phải tìm kiếm và tạo ra nó.

Anh nghĩ câu trả lời của đại đa số mọi người là “CÓ” mặc dù đa số chẳng hiểu “THỊNH VƯỢNG” là gì. Vậy hai em có biết “THỊNH VƯỢNG” là gì không?

Có thể hai em sẽ trả lời anh :

“THỊNH VƯỢNG” = Giàu có + Hạnh phúc

Như vậy thì chung chung quá, để anh giải thích rõ ràng hơn cho hai đứa :

“THỊNH VƯỢNG” = Độc lập về tài chính

Nói nôm na là, hai em sở hữu một lượng tài sản hữu hình (tiền, vàng, đất cát …) hoặc vô hình (kiến thức mà nhiều người sẵn sàng trả tiền để em dạy họ; một khả năng của em mà nhiều người sẵn sàng trả tiền để yêu cầu em sử dụng khả năng đó vào một mục đích của họ …) cho phép hai em có thể thực hiện những việc mà hai đứa muốn làm trong khi hoàn toàn không bị một ràng buộc nào cả. Hai đứa muốn mua cho con một cái xe đạp, muốn đi du lịch, muốn mua cho ông bà nội ngoại một món quà … thì đều có thể làm việc đó tại bất kì thời điêm nào theo ý mình.

Vẫn chưa rõ ràng lắm phải không. Để anh lấy ví dụ cụ thể hơn. Bây giờ thu nhập của hai em là lương : lương của Vĩnh + Thu bờm khoảng 6Triệu/tháng. Hai đứa có thể có chút vốn liếng riêng và một ít tiền ông bà nội ngoại cho đúng không nào.

Như vậy chỉ cần mất đi khoản lương này thì hai đứa sẽ gặp trắc trở trong chi tiêu. Khoản lương này cũng không cho phép hai em được “thực hiện những việc muốn làm mà không chịu sự ràng buộc nào” : Hai đứa khi mua gì đều phải lên kế hoạch đúng không nào? Nói cách khác, mỗi buổi sáng khi Vĩnh và Thu bờm thức dậy đi làm ngoài tình yêu dành cho công việc, thực chất hai đứa “PHẢI ĐI LÀM” vì nếu không khoản lương kia sẽ không tồn tại, hay hai đứa đang làm việc để “KIẾM TIỀN” – anh không nói hai em làm việc 100% vì tiền, anh chỉ muốn nhấn mạnh rằng hai em đang làm việc để “KIẾM TIỀN”.

Đọc đến đây hai đứa sẽ nghĩ : đúng quá rồi còn gì, ai chả làm vậy?

Anh đồng ý, và chính vì câu trả lời : “ai chả làm vậy” này mà 98% nhân loại không đạt được sự độc lập về tài chính. Đa số nghỉ hưu trong tình trạng nghèo hoặc chỉ đủ ăn. 98% nhân loại trả lời giống hai em : “ai chả làm vậy” chỉ sở hữu trên dưới 30% tài sản trên thế giới. 2% còn lại thuộc nhóm “người hiệu quả” sở hữu 70% tài sản của thế giới. Và chính những “người hiệu quả” này đóng vai trò quyết định trong xã hội, là đầu tàu dẫn hướng cho 98% còn lại.

Hai em để ý rằng, anh dùng từ “tài sản” chứ không dùng từ “tiền” vì

tài sản = “tiền” (giá trị hữu hình)+ giá trị vô hình (tri thức có thể mua bán)

Và điều anh muốn nói với hai em ở đây là : 98% kia chỉ tập trung vào “giá trị hữu hình” mà không hiểu rằng “giá trị vô hình” mới là phần quyết định và chính nó tạo ra “giá trị hữu hình”. Ví dụ : trường Đoàn Thị Điểm trả lương cho Thu Bờm để dạy văn tức là họ đã dùng tiền để trả cho khả năng dạy môn văn của Thu Bờm. Và khả năng này chính là “giá trị vô hình”.

Nói rộng ra hơn, người ta trả tiền để hai em mang đến cho họ một “giá trị” mong muốn hoặc giúp họ vứt đi một “giá trị” không mong muốn.

Ví dụ : khách hàng trả tiền cho người bán phở để được ăn bát phở ngon.

Bát phở ngon = “giá trị” mong muốn

Thu Bờm trả tiền hàng tháng cho người hót rác để dọn vệ sinh trước cửa nhà Thu Bờm. Tức là Thu Bờm trả tiền cho người này để họ giúp Thu Bờm vứt rác đi.

Rác = “giá trị” không mong muốn

Vậy nôm na là chúng ta được trả tiền để tạo ra những “giá trị” mong muốn.

Hay :

Giá trị ———>>>>>>>Tiền

Làm thế nào và có bao nhiêu hình thức tạo ra giá trị?

Bốn hình thức cơ bản tạo ra “giá trị” :

1 – Hình thức số 1 : Làm công ăn lương

Một điều mà ai cũng hiểu là tiền lương trả cho người làm công bao giờ cũng nhỏ hơn rất nhiều so với “giá trị” tạo ra bởi người làm công. Có như vậy thì công ty hay người chủ mới có lãi. Hơn nữa, lương càng cao thì tiền đóng thuế thu nhập càng lớn.

2 – Hình thức số 2 : Vừa làm ông chủ vừa làm nhân công

Ví dụ : mở một cửa hàng bán phở. Như vậy thu nhập nhiều hayít phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề người chủ, thời gian làm việc trong ngày dài hay ngắn. Nếu người chủ nấu ngon, quán sẽ đông khách và thu nhập do đó sẽ tăng. Nhưng nếu người chủ nấu dở hoặc bị ốm đau, hoặc dịch bệnh … quán sẽ thưa khách và thu nhập do đó sẽ thấp.

3 – Hình thức số 3

Mở công ty tạo ra những giá trị mà nhiều người tiêu dùng mong muốn. Thuê nhân công để sử dụng tài năng, thời gian, sức lực … của họ.

4 – Hình thức số 4

Không phải ai cũng đủ khả năng để mở công ty đón bắt xu thế của thị trường. Nhưng chúng ta có thể đầu tư vào những công ty có triển vọng bằng cách mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn thành lập công ty đó.

Thống kê cho thấy, 90% những người thành đạt tạo ra lượng tài sản lớn của họ thông qua hình thức số 03 && 04.

Tại sao vậy ???Có gì khó hiểu ở đây?

Câu trả lời vô cùng đơn giản :

Bởi vì khi chọn lựa và sử dụng một trong hai hình thức 03 & 04 là chúng ta đã thoát khỏi lối suy nghĩ của 98% nhân loại “làm việc để kiếm tiền”; và học cách bắt tiền làm việc thay cho mình.

Anh nhắc lại :

“Nếu hai em không học cách bắt đồng tiền làm việc vất vả thay cho mình thì hai em sẽ vất vả cả đời để làm việc kiếm tiền”

“Không bao giờ được làm việc vì tiền. Làm việc là để học tập cách bắt đồng tiền lao động thay mình”. Điểm chung của những người thành đạt là họ đầu tư vào chính bản thân họ bằng cách liên tục nâng cao trình độ, học cách quản lý tài chính, học cách đầu tư, học tập và làm theo những người thành đạt khác.

Điểm khác biệt cơ bản giữa người thành đạt và người không thành đạt là :

Những người không thành đạt (98% nhân loại) thường làm những việc ngắn hạn, dễ dàng, đem lại sự hưởng thụ và lợi ích tức thời. Trong khi những người thành đạt thường làm những việc khó nhọc, dài hạn, bỏ qua sự hưởng thụ tức thời. Những người thành đạt tự trau dồi trải nghiệm để biến bản thân họ thành những vựa sáng tạo, vựa giải pháp cho tất cả những vấn đề xảy đến với họ. Trong mọi hoàn cảnh, đứng trước một vấn đề, câu hỏi đầu tiên đặt ra trong đầu những người thành đạt là :

“Did I do my best ? – Liệu tôi đã làm tốt nhất có thể chưa?”

Bằng cả trái tim mình, anh Dũng mong muốn Thu Bờm và Vĩnh thành đạt trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình. Hai em hoàn toàn có thể đạt được hai điều trên cùng một lúc. Để anh chỉ cho hai em một phương pháp đơn giản đã giúp anh rất nhiều trong cuộc sống thường nhật cũng như trong công việc. Anh nghĩ phương pháp này cũng có thể giúp hai em tìm ra giải pháp cho những biến cố và cơ hội đến với hai em trong cuộc đời : Cho phép anh gọi phương pháp này là: Bí mật của sự thịnh vượng.

Khi đứng trước một khó khăn trắc trở, một vấn đề, một mong muốn mà chúng ta nghĩ là khó đạt được, một lẽ tự nhiên đầu óc chúng ta sẽ sản sinh ra hàng loạt cảm giác lo âu, sợ hãi đại loại như : khó quá, mình không làm được đâu; cái này chưa ai làm cả; chắc mình cũng không làm được; thôi cứ từ từ, để khi nào sẵn sàng và dễ dàng hơn thì sẽ làm… Chúng ta có xu hướng để cho các trắc trở này tự mất đi hoặc chờ đợi mọi việc dễ dàng hơn rồi mới bắt tay vào làm.

Vấn đề là ở chỗ, những khó khăn trắc trở này đa phần sẽ vẫn ở nguyên trạng thái ban đầu, chúng sẽ không chuyển biến gì cả nếu hai em không trực tiếp tác động lên chúng.

Hơi khó hiểu đúng không, để anh giải thích rõ hơn : Như anh nói với hai em ở phần trên, một trong những thói quen của những người thành đạt là họ học tập những người thành đạt khác cách giải quyết những vấn đề xảy đến. Hai em ạ, đứng trước một vấn đề, một trắc trở, những người thành đạt cũng như chúng ta đều có những cảm xúc : lo lắng, sợ sệt, nghi ngờ. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là họ không để cho những lo lắng sợ sệt này cản bước họ trong việc bắt tay vào giải quyết vấn đề. Trong đầu họ đặt ra những câu hỏi như sau :

  • Tôi còn thiếu những gì để giải quyết vấn đề này?
  • Làm thế nào để lấp đầy những thiếu sót này?
  • Ai có thể giúp tôi nhìn vấn đề một cách rõ ràng hơn?
  • Vấn đề này đã được ai giải quyết thành công rồi?
  • Làm thế nào để liên hệ với người này?

Hai em thấy đấy, khi đặt ra những câu hỏi này, hai em đã buộc não bộ phải suy nghĩ thẳng vào vấn đề mà hai em muốn tìm ra giải pháp :

  • Tôi đangở đâu tại thời điểm hiện tại?
  • Tôi muốn đi đến đâu và có gì trong tương lai?
  • Làm thế nào để đến được đó và có được cái tôi muốn trong tương lai?

Trả lời 3 câu hỏi đơn giản này là hai em đã vẽ ra trong đầu bức tranh của cuộc sống tương lai của hai em. Bức tranh càng chi tiết, rõ nét bao nhiêu thì khả năng em đạt được những điều trong bức tranh càng nhanh và dễ dàng.

Hai em ạ, điều tưởng chừng vô cùng đơn giản như trên nhưng đa số mọi người không dành thời gian để làm rõ từng chi tiết trong bức tranh cuộc đời của họ. Tất cả những người thành đạt đều hoạch đinh rất chi tiết bức tranh cuộc đời của họ và thường xuyên cập nhật và thay thế các chi tiết nếu họ thấy cần thiết. Những người thành đạt nghĩ rằng họ tạo ra cuộc sống và những thứ họ có trong cuộc đời họ, trong khi những người không thành đạt nghĩ rằng cuộc đời xảy đến với họ. Hai em chắc cũng đồng ý với anh rằng :

Cuộc đời không nợ chúng ta gì cả, cha mẹ chúng ta không nợ chúng ta gì cả, xã hội không nợ chúng ta gì cả. Nếu hai em muốn có cái gì thì hãy tự tạo ra nó.”

Anh lấy ví dụ :

Ví dụ hai em muốn tăng thu nhập, vậy chi tiết đầu tiên trong bức tranh là : hai em muốn thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? 6 triệu, 10 Triệu hay 3tr, 4 tr?

Khi đã biết cái mình muốn thì phải trả lời câu hỏi : Thu nhập hiện tại của tôi là bao nhiêu?

Liệu với khả năng và những điều kiện hiện tại của tôi có cho phép tôi có thu nhập ( ví dụ 10tr/tháng) hay không?

Nếu không, làm cách nào để tôi có thu nhập đó?Cần bao nhiêu thời gian để tôi có thể tạo ra một “giá trị” cho phép tôi nhận được 10 tr/tháng? Tôi phải tự trang bị cho mình những gì (kiến thức, quan hệ, …) để có thể tạo ra “giá trị” đó trong thời gian mà tôi đã vạch ra?

Anh nghĩ rằng hai em cũng đã nhiều lần đặt ra những câu hỏi này và tìm cách trả lời. Nhưng hai em ạ để đạt được cái hai em muốn,hiểu lý thuyết thôi chưa đủ. Phải can đảmáp dụng lý thuyết này vào từng ngõ ngách trong cuộc sống. Hãy biến mong muốn của hai em thành “lẽ sống” trongđời, thành nỗi “ámảnh”, chỉ có như vậy thì anh nghĩ hai em mới có thểđạtđược sựđộc lập về tài chính và sống một cuộc sống mà hai em mơ ước.

OK, chắc hai đứa đã hiểu về các hình thức tạo ra giá trị cũng như cách thức chuẩn bị về mặt tâm lý khi đối diện với từng vấn đề trong cuộc sống. Nhớ rằng, giá trị đến trước, tiền bạc theo sau. Hãy đầu tư trực tiếp vào bản thân hai đứa bằng cách :

  1. Hoạch định chi tiết cuộc sống của hai đứa trong 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm và lâu hơn. Từ đó biết mình muốn sở hữu những gì.
  2. Tìm hiểu và học hỏi mọi thứ liên quan đến điều mình muốn, liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức.
  3. Tìm kiếm, kết bạn và học hỏi những người thành đạt. Xin họ chỉ dạy cách làm việc, cách suy nghĩ. Nhờ họ tư vấn về các giải pháp cho từng vấn đề.
  4. Học cách quản lý tiền, tìm hiểu về sự hoạt động của đồng tiền. Học cách cân đối thu chi.
  5. Triệt để tiết kiệm
    1. Hạn chế tối đa các hưởng thụ ngắn hạn (nhậu nhẹt, đàn đúm, cờ bạc đỏ đen …)
    2. Không vay tiềnđể mua sắm cácđồ xa xỉ phẩm
    3. Khôngsống trên khả năng tài chính cho phép của bản thân. Hai em phải ý thức rõ trong đầu mình là : Mình đang còn nghèo, tuyệt đối không sử dụng những đồng tiền mình khó nhọc làm ra để khoe trương phung phí trong nhưng giây phút bốc đồng.
  6. Học cách đầu tư
    1. Không nhất thiết phải có nhiều tiền để bắt đầu đầu tư. Hai em hoàn toàn có thể bắt đầu với 1 Triệu đồng, sau đó sẽ tăng dần số tiền đầu tư tùy điều kiện cho phép.
    2. Hai đứa đọc đến đây sẽ nghĩ : “Với 1 triệuđồng thìđầu tưđược cái gì? Mà cóđầu tư sinh lợi thì cũng chẳngđáng bao nhiêu”. Vấnđề làở chỗ, đa số mọi người chỉ nghĩ đến tiêu tiền hoặc tìm cách đầu tư “chộp giật” mang tính chất cờ bạc đỏ đen. Và thực tế chứng minh là cả hai con đường trên đều đưa họ tới sự bất ổn về tài chính. Do vậy khi anh nói hai em cần học cách đầu tư không phải với mục đích là trong ngày một ngày hai biến hai đứa thành tỉ phú, hay biến 1 triệu thành 10 triệu. Học cách đầu tư là để bắt đồng tiền làm việc thay cho mình, là để trở lên giàu có từng bước từng bước một.
  7. Tăng cường giá trị của bản thân.
    1. Đa số mọi người chỉ chăm chăm tìm cách tăng lương, tăng thu nhập. Anh nghĩđây là một sai lầm. Tăng lươngđồng nghĩa với tăng thuế,đồng nghĩa với việc phải làm thêm giờ, giảm sức khỏe… Mặt khác, khiđược tăng lương, tức là thu nhập dưới hình thức bằng tiền mặt, hai đứa sẽ rất dễ dàng tiêu đi đồng tiền vừa kiếm được thêm. Chính vì vậy em thấy đa phần các tỉ phú đều mua đất, vàng bạc hoặc cổ phiếu … Họ đầu tư vào những thứ sẽ khiển họ trở lên giàu có, và thực tế là việc bán nhà, bán vàng, bán cổ phiếu … khó hơn là việc tiêu tiền lương vừa kiếm được
    2. Để anh giải thích rõ hơn bằng sơ đồ đơn giản sau

Người nghèo : Tìm cách tăng lương –>Tăng mua sắm, tăng thuế … –>Nghèo vẫn hoàn nghèo

Người giàu : Học đầu tư và tìm các cơ hội đầu tư –> Tiết kiệm, giảm mua sắm, tìm cách giảm thuế, đầu tư vào những thứ sẽ sinh lợi trong tương lai (trình độ học vấn, vàng bạc, đất cát, cổ phiếu …) –> Thành đạt + hiểu biết

8. Luôn hết mình giúp đỡ người khác

Một trong những lý do mà đa số nhân loại không “thịnh vượng” là bởi vì họ chi tiêu gần như toàn bộ cho bản thân.

Nếu hai em muốn thành đạt, phải học cách cho đi, chia xẻ với người khác những thứ mình làm ra. Hãy giúp đỡ người khác mà trước hết là những người thân trong gia đình một cách tốt nhất có thể. Khi hai em sử dụng tiền để tạo ra một sự khác biệt, tạo ra những ảnh hưởng tích cực, hai em sẽ có cơ hội để làm những điều đó nhiều hơn. Sự ky bo, chất bóp sẽ không đưa tiền bạc và cơ hộiđến với hai em.

Anh tăng hai đứa một công thức đơn giản : Ví dụ thu nhập của hai đứa là 10 phần thì hãy phân bổ như sau :

10 = 5 + 4 + 1

5= Khoản tiền bỏ riêng ra để đầu tư

4 = Khoản tiền dành cho người thân và cộng đồng

1 = Khoản tiền dành cho bản thân

Nếu thu nhập của hai em không cho phép áp dụng ngay lập tức công thức này, hai em có thể thay đổi chút ít tỉ lệ các phần cho phù hợp. Sau đó hãy tìm cách đầu tư, làm việc … tạo ra lượng “giá trị” đủ lớn để hai em có thể áp dụng công thức trên.

Anh hi vọng những lời khuyên đúc kết từ sự trải nghiệm của bản thân anh sẽ giúp hai em có định hướng rõ ràng hơn về tương lai.

Hạnh phúc chỉ đơn giản là biết mình muốn gì trong đời !!! Biết mình cần phải làm những công việc gì để đạt được điều mình muốn và yêu thích những công việc đó !!!

Khi hai em biến việc giải quyết các khó khăn trắc trở thành niềm vui trong cuộc sống thường nhật, khi hai em biến việc “cho đi những thứ mình muốn nhận được” thành thói quen của mình :

–>Hãy cho đi những tình cảm, tình yêu, sự chân thành … Nếu hai em muốn mọi người yêu mến mình.

–>Hãy cho đi tiền bạc nếu hai em muốn tiền bạc luôn chạy đến với mình

–>Hãy cho đi cơ hội nếu em muốn có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống

–>”Giving what you love receive”

–>Và quan trọng hơn cả, hãy “cho đi những thứ mình mong muốn nhận được” mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện hay sự đáp trả nào !!!

Và khi hai em luôn hi vọng những điều tốt nhất có thể, trong khi luôn luôn chuẩn bị kỹ càng cho những tình huống xấu nhất có thể xảy đến,

Thì anh nghĩ, “Đường tới sự thinh vượng” đang trải rộng trước hai đứa.

Hai em thấy đấy, “Bí mật của sự thịnh vượng” thực ra chẳng có gì là bí mật cả. Tất cả những điều anh viết ở trên, hai em và mọi người xung quanh chúng ta đều ít nhiều nghe đến, nói đến, thảo luận đến NHƯNG ĐA SỐ KHÔNG BIẾT ĐẾN.

Bởi vì ta chỉ biết một việc hoặc một sự vật, hiện tượng khi ta trải nghiệm nó. Còn khi chúng ta nói về nó, nghe về nó, bàn bạc về nó, thảo luận về nó tức là chúng ta đã không BIẾT đến nó.

Trải nghiệm đồng nghĩa với HÀNH ĐỘNG. Anh mong hai em hãy áp dụng ngay lập tức những gì mình học được, cập nhật được vào từng khía cạnh trong cuộc sống gia đình, trong công việc cũng như trong các mối quan hệ ngoài xã hội.

Xã hội đánh giá mức độ thành đạt của một cá nhân dựa trên những gì cá nhân đó đạt được. Ví dụ : Gia đình hạnh phúc, sở hữu lượng tài sản trị giá nhiều tỉ đồng;Được mọi người yêu mến, trọng dụng; đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong xã hội …

Anh goi tất cả những thứ trên là KẾT QUẢ.
Vậy hai em thấy rằng : chỉ có HÀNH ĐỘNG mới tạo ra KẾT QUẢ đúng không nào !!!

Hai em cũng thấy rằng, nếu muốn có KẾT QUẢ tốt thì đầu tiên chúng ta phải có suy nghĩ hiệu quả. Nói nôm na là “nghĩ theo cách nghĩ của những người thành đạt (người hiệu quả) và làm những việc mà những người thành đạt làm.

SUY NGHĨ –> CẢM XÚC –> HÀNH ĐỘNG –>KẾT QUẢ

Thế giới không trả công cho chúng ta bởi những gì chúng ta đọc được, nghe được, học được mà bởi vì những gì chúng ta làm được.

TAKE ACTION NOW!!!

Tất cả những gì anh viết trên đây sẽ là vô nghĩa nếu hai em không HÀNH ĐỘNG – HÀNH ĐÔNG ngay lập tức.

 



About the author

160