4 dự án vũ khí 'siêu ngông' trong thế kỷ 20

Posted on at


Nã tên lửa hạt nhân lên mặt trăng

Khi Không quân Mỹ nhân ra rằng Liên Xô đang vượt họ trong cuộc đua vào không gian, họ quyết định đáp trả bằng biện pháp điên rồ nhất: Nã tên lửa hạt nhân lên mặt trăng

Leonard Reiffel, nhà vật lý từng chỉ đạo dự án tấn công mặt trăng bằng vũ khí hạt nhân, giới lãnh đạo Không quân mời ông tham gia dự án vào năm 1958. Họ muốn biết mức độ khả thi của việc phóng một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân lên mặt trăng để tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ mà người trên trái đất có thể thấy. Nghiên cứu của Reiffel cho thấy ý tưởng ấy khả thi, mặc dù có thể người trên trái đất không thể thấy vụ nổ bằng mắt thường. Trên thực tế, Reiffel tính toán rằng một tên lửa đạn đạo từ trái đất có thể lao trúng mục tiêu trên mặt trăng với mức lệch tối đa 3,2 km. Mặc dù mục tiêu chính của dự án – mang mật danh A119 – là dọa Liên Xô (và mọi nước khác), song thực ra Không quân Mỹ còn có một ý định bí mật khác. Một vụ nổ trên mặt trăng có thể giúp họ đánh giá những tác động của quá trình di chuyển trong vũ trụ của vũ khí hạt nhân. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với đề xuất của Không quân về việc thành lập những điểm phóng tên lửa đạn đạo trên mặt trăng. Nếu Liên Xô chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ, phần còn lại của quân đội Mỹ có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân từ mặt trăng xuống lãnh thổ Liên Xô. Tuy nhiên, Không quân Mỹ hủy dự án A119 do nhiều quan chức lo ngại về những tác động của vụ nổ hạt nhân đối với những hoạt động phóng xạ tự nhiên của mặt trăng.

 

 



 

 



About the author

160