Các thói quen xấu làm bắp chân to “quá khổ”

Posted on at


Đôi chân thon thả mịn màng giúp nâng cao sự tự tin của các cô gái. Nhưng để có được đôi chân đẹp thì cần có vùng bắp chân thon thả. Béo bắp chân khiến chị em cảm thấy mất tự tin mỗi khi diện đồ, nhất là váy ngắn và quần soóc. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân không ngờ tới khiến đôi chân bạn “to đùng”, không cân xứng.

Ăn uống bất chấp mọi quy tắc

ăn uống

Thói quen ăn uống không khoa học, nạp quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ hay các món ăn nhanh dễ khiến bạn tăng cân. Điều này cũng dẫn đến tình trạng bắp chân từ đó mà to dần lên, lý do là bởi cân nặng sẽ dàn đều trên tất cả các vùng cơ thể và bắp chân là vùng phải “chịu” nhiều nhất.

Chơi thể thao không đúng cách

bắp chân to

Việc tập thể thao sai cách gây nhiều phản tác dụng đối với sức khỏe và cân nặng của cơ thể. Với nhiều người, do thân hình quá khổ nên tìm đến các môn thể thao và tập luyện liên tục, cường độ cao nhằm loại bỏ mỡ và giảm trọng lượng nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này càng khiến phần bắp chân của bạn to ra rất nhanh. Không chỉ có vậy, thiếu kiên nhẫn dẫn  tới việc từ bỏ tập luyện giữa chừng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bắp chân to hơn.

Thói quen ít vận động

thói quen

Vận động ít khiến cơ thể không có sự tiêu hao năng lượng làm cho mỡ dần tích tụ nhiều hơn trên các vùng cơ thể. Điều này không chỉ làm cho phần bắp chân to phình ra, kém săn chắc mà còn dẫn đến tình trạng béo phì, gây nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe.

Thói quen ngồi khoanh chân

khoanh chân

Nhiều người thích ngồi khoanh chân, vắt lên ghế để thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn. Đây chính là một thói quen xấu cần loại bỏ ngay. Khi bạn ngồi như vậy, quá trình tuần hoàn máu và bạch huyết sẽ bị cản trở, chất béo tích tụ nhiều hơn, dẫn đến béo phì ở phần bên dưới và bắp chân to ra. Bạn cần hạn chế thói quen ngồi khoanh chân cũng như vắt lên ghế. Trong tình huống bắt buộc, bạn nên thay đổi vị trí, thỉnh thoảng duỗi thẳng chân, mát xa nhẹ cho đôi chân giúp ngăn chặn mỡ tích tụ cũng như giảm sưng tê cho bàn chân.


TAGS:


About the author

160