Bị bệnh trĩ khi mang thai phải làm sao?

Posted on at


Dựa theo số liệu thống kê của tổ chức y tế cho biết thì có khoảng 20% chị em phụ nữ đều gặp phải bệnh trĩ khi mang thai. Và có rất nhiều chị em trong số đó đang rất hoang mang lo lắng không biết bị bệnh trĩ khi mang thai phải làm sao? 

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây:
Vì sao chị em phụ nữ mang thai có khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn ?

Trong quá trình mang thai chị em phụ nữ gặp phải rất nhiều khó khăn, với những sự thay đổi lớn của cơ thể con người. Kích thước của thai nhi phát triển dần qua mỗi tuần, mỗi tháng thai kỳ, khi kích thước cái thai lớn nó sẽ chèn ép lên các mô, lên các cơ quan nội tạng của người mẹ khiến cho việc lưu lượng máu vào /ra các tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu di chuyển chậm hơn, các tĩnh mạch căng phồng, giãn nở hết cơ khiến cho chúng yếu dần đi.
 
Bệnh trĩ khi mang thai

Quá trình mang thai cũng khiến cho nội tiết trong cơ thể của người mẹ thay đổi gây ra sự lỏng lẻo của các mô, các thành tĩnh mạch thường có xu hướng sưng và nở rộng hơn. Hơn nữa, trong quá trình mang thai việc kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, khiến cho nhiều chị em dễ bị mắc chứng táo bón trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi mang thai đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Với những chị em sinh nở bị rạch khâu tầng sinh môn, dẫn tới khâu chèn ép lên các tĩnh mạch ở hậu môn cũng là một lý do gây bệnh. Tất cả những yếu tố này dẫn tới các tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép tạo nên hiện tượng xung huyết hậu môn, gây nên các búi trĩ ở bên trong hậu môn.
Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ gồm có 3 loại chủ yếu: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và thường được chia làm 4 mức độ nặng nhẹ như sau: bệnh trĩ độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Khi bị bệnh trĩ người bệnh thường có những triệu chứng biểu hiện như sau:
- Các nếp gấp hậu môn bị sưng tấy, hậu môn thường ngứa ngáy, khó chịu, có thể bị chảy dịch hậu môn gây ra hiện tượng viêm nhiễm hậu môn.
- Khi bệnh nặng lên chuyển sang giai đoạn 3,4 các búi trĩ phát triển với kích thước lớn hơn và bắt đầu lồi hẳn ra ngoài hậu môn gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ trong sinh hoạt hàng ngày
- Mỗi khi đi đại tiện thường có cảm giác đau rát do cọ sát vào các búi trĩ, máu tươi chảy ra thành giọt, hoặc thành tia theo phân.
Các bác sỹ cho biết: Bệnh trĩ không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại gây ra không ít những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là đối với những chị em phụ nữ mang thai khi bị bệnh trĩ thì quá trình mang thai thường cảm thấy mệt mỏi hơn những người không mắc bệnh. Nếu những người mang thai mà bị trĩ nặng, lượng máu chảy ra nhiều sẽ dễ dẫn tới thiếu máu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em và quá trình phát triển của thai nhi, dẫn tới bé sinh ra thường nhẹ cân. Chính vì thế mà khi có những triệu chứng biểu hiện của bệnh trĩ thì chị em cần phải đi khám kiểm tra và theo dõi trong suốt quá trình thai kỳ.
Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả khi mang thai

Việc điều trị bệnh trĩ hiệu quả khi kịp thời phát hiện và những dấu hiệu của bệnh và có các cách phòng ngừa bệnh trĩ phát triển nặng lên. Có rất nhiều cách điều trị bệnh trĩ, mỗi một cách đều có những mức độ hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, vì do đang mang thai nên chị em phụ nữ không được tùy ý sử dụng thuốc, bởi vì thuốc không tốt cho thai nhi phát triển. Chính vì thế mà chị em mang thai bị mắc bệnh trĩ, chị em có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
- Cần phải tránh tình trạng bị táo bón: Chị em phụ nữ nên cung cấp cho cơ thể các chất xơ có trong rau, củ quả. Nên ăn các thực phẩm nhuận tràng để hạn chế tình trạng táo bón.
- Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể từ 2-3 lít nước
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có cồn
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, hoặc đứng quá lâu tránh làm tăng các áp trương lên thành trực tràng.
- Nên thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, để tăng cường sức khỏe cho người mẹ giúp cho thai nhi phát triển đầy đủ hơn.
- Cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, nên sử dụng nước muối ấm pha loãng để làm giảm các triệu chứng đau buốt do búi trĩ gây ra, và đồng thời có thể làm cho các búi trĩ co lại.
- Chị em trong quá trình mang thai bị bệnh trĩ, cũng có thể tham khảo tìm đọc các bài thuốc dân gian để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như sử dụng dầu dừa bôi lên các búi trĩ để làm cảm giác đau, hay sử dụng lá rau diếp cá giã nát đắp lên búi trĩ , hoặc cũng có thể đun nước lá diếp cá để xông hậu môn… Có rất nhiều mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả chị em có thể áp dụng tại nhà để việc điều trị bệnh trĩ trở nên dễ dàng hơn.

Quá trình mang thai vô cùng quan trọng, sức khỏe của người mẹ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Trong quá trình mang thai mà bị bệnh trĩ, hay bất cứ một chứng bệnh nào thì chị em cũng không nên chủ quan, coi thường, cần phải thường xuyên thăm khám bệnh và theo dõi quá trình thai kỳ để có cách xử lý kịp thời. Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bị bệnh trĩ khi mang thai phải làm sao?” Mong rằng nó sẽ giúp ích cho các mẹ.



About the author

160