Nói về cô giáo mầm non

Posted on at


Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ. Một ngày, trẻ có gần 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường với cô (không tính giờ trẻ ngủ ở nhà). Cô cho ăn, cô dỗ ngủ, cô dạy cho bé tất cả mọi điều cần thiết: Kỹ năng sống, kiến thức về môi trường xung quanh, về toán, về văn học, chữ viết, về thẩm mỹ, hội họa, âm nhạc, phát triển thể chất…và không những thế, trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm, chăm sóc, sự giúp đỡ, trìu mến, bảo vệ trẻ.

>> Đăng ký lớp học trung cấp mầm non tháng 9/2015




Lớp nghiệp vụ trung cấp sư phạm mầm non


Khi còn là sinh viên khoa mầm non, tại các lớp tuyển sinh trung cấp sư phạm mầm non sinh viên nào cũng trả lời: Em vào ngành này vì em yêu trẻ. Tình yêu ấy liệu có mai một theo thời gian, theo những lo toan cuộc sống ? Có giáo viên trẻ bỏ nghề dạy trẻ để đi làm bên ngoài hoặc chuyển công tác khác, nhưng cũng có biết bao giáo viên vùng sâu vùng xa đang từng ngày mang chữ đến cho các bé vùng khó khăn và hàng triệu giáo viên vẫn ngày ngày đến trường, vì điều gì ư? Chỉ có thể có một câu trả lời duy nhất: Vì họ yêu trẻ và yêu công việc dạy trẻ. Có một câu nói thế này: “Giáo viên mầm non là những người chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ, bởi yêu nghề nên yêu quý lớp măng non”.

Những bạn trẻ bắt đầu vào nghề và đang chập chững với nghề, để tồn tại và trở thành một giáo viên giỏi, trước hết hãy tập làm “Mẹ”. Yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi: “Càng yêu nghề bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu”. Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực, nhưng với tình yêu người, yêu nghề, những cô giáo mầm non hôm qua, hôm nay và mai sau đã và đang tiếp bước xây dựng trang sử 66 năm đổi mới ngành giáo dục mầm non ngày càng phát triển./.

Tags: trung cap mam non, học trung cấp mầm non


About the author

160